CÁC KÍ HIỆU CƠ BẢN TRÊN CONTAINER

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã tham gia giao thông trên đường phố và không ít lần nhìn thấy những chiếc container cũng như các kí hiệu được ghi trên đó. Hôm nay, Sanacy sẽ chia sẻ đến mọi người ý nghĩa những kí hiệu, chữ viết trên vỏ container và cách sử dụng những thông số đó.

 

 

1. Mã chủ sở hữu

Trên container bạn thường nhìn thấy 4 chữ cái được in hoa.

- 3 chữ cái đầu được gọi là tiếp đầu ngữ container được chủ sở hữu container đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế hoặc Cục container quốc tế – BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal).

- Chữ cái cuối cùng là kí hiệu loại container. Có 1 số loại container cơ bản như:

+ U: container chở hàng (freight container)

+ J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable freight container-related equipment)

+ Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)

+ R: container lạnh (reefer containers)

Sau khi đăng ký, mã này được chính thức công nhận trên toàn thế giới

VD: SOCU thì SOC là tên container còn U là ký hiệu container dùng để chở hàng.

 

2. Số seri container ((Serial Number)

Đây được gọi là số container gồm 06 chữ số do chủ container tự đặt ra với quy ước không được trùng tên với container khác. Mỗi số chỉ được dùng 1 lần duy nhất. Trường hợp khi đặt tên mà không đủ 6 số thì sẽ thêm chữ số 0 đằng trước các số đó.

VD: 200056 hoặc 003476 là số seri của container.

 

3. Số kiểm tra container (Check digit)

Là số đứng sau các dãy số seri của container. Đặc điểm của số này là được in và đóng khung trên con ví dụ: số (2), (6),… Mục đích gắn số kiểm tra để hạn chế tình trạng trùng lặp số container vì khi check trên hệ thống sẽ khác với thực tế. Một số trường hợp nếu sai 2 ký tự thì số kiểm tra vẫn đúng.

 

4. Mã kích thước và loại container

Đây là dòng các chữ số ở dưới dãy số seri container. VD: 22G1, 45R1, 22T6,…

a. Mã kích thước (2 ký tự đầu)

- Ký tự đầu biểu thị chiều dài của container: 2 = dài 20 feet, 4 = dài 40 feet, L = dài 45 feet, M = dài 48 feet (1 feet xấp xỉ 30cm)

- Ký tự thứ hai biểu thị chiều cao và chiều rộng của container: 0 = 8 feet (8’0”), 2 = 8 feet 6 inches (8’6”), 5 = 9 feet 6 inches (9’6”)

b. Mã loại container (2 ký tự cuối). Những loại container thường gặp:

- Ký tự thứ nhất cho biết kiểu container. Ký hiệu chữ cái trong loại cont được chia thành các nhóm: G, T, R, L…

+ G: Container thường

+ R: Container lạnh

+ U: Container hở mái

+ T: Container bồn

+ P: Container phản

- Ký tự thứ hai biểu thị đặc tính chính liên quan đến container. Chữ số sau ký hiệu chữ thường gặp nếu là 0 có thể mở 1 hoặc 2 đầu; nếu là 1 thì có cửa thông gió ở trên.

 

5. M.G.W (MAX GROSS): Tổng trọng lượng tối đa cho phép

Tổng trọng lượng tối đa cho phép. Nghĩa là tổng trọng lượng của nguyên container bao gồm vỏ và vật chất đóng trong đó (hàng hóa, vật liệu chèn lót, lashing,…) Được thể hiện bằng 2 đơn vị là kg và lb (1 kg ~ 2.2 lb), đơn vị này theo tiêu chuẩn ISO 6346

MAX GROSS = TARE + PAYLOAD (NET)

 

6. TARE: Trọng lượng vỏ container

 

7. PAYLOAD (NET): Tổng lượng vật chất tối đa được phép đóng vào container

Max gross, tare, payload (net) là các thông số liên quan đến việc làm VGM (Verified Gross Mass) – xác nhận toàn bộ khối lượng container.

 

8. CU.CAP. (CUBIC CAPACITY): Tổng số khối trong cont, được tính bằng mét khối (m3) và feet khối (Ft3)

 

9. Logo hoặc tên của chủ sở hữu container

 

10. Bảng CSC (Cont Safety Convention): công ước về cont đủ tiêu chuẩn an toàn cho vận chuyển

 

11. Các mã ký hiệu khác mà nhà SX đưa ra nhằm hướng dẫn việc sử dụng cont và những lưu ý khi chất xếp hàng hóa. Trong hình là mẫu cont lạnh nên có rất nhiều khuyến cáo khác nhau cho việc sử dụng mà nhà SX đã lưu ý.